Khi nói đến xem “bói”, dễ làm người ta nghĩ ngay đến một thể thức huyền bí, đang cố gắng tìm trong lời phán truyền thiêng liêng những diễn biến của cuộc đời đã được an bài. Sự nhạy cảm của những người có tiếp thu tri thức khoa học, dễ liên hệ đến tính chất mê tín dị đoan và lạc hậu của thể thức này.
Ngày nay, một số phương pháp bói toán đã được đặt vấn đề về tính khoa học của nó. Với “tinh thần khoa học” theo kiểu “thời buổi khoa học thì không có ma”, người ta không gọi là xem bói nữa, mà gọi là môn “dự đoán học”. Như “Dự đoán theo tứ trụ”, “Chu Dịch và dự đoán học”. Thậm chí, môn phong thuỷ, cho đến ngày hôm nay vẫn chưa một nhà khoa học nào chứng minh được nguyên lý của nó để gỡ bỏ bức màn huyền bí, nhưng cũng được gọi bằng một từ rất thời thượng là “khoa học phong thuỷ”. Gọi như vậy cho nó dễ hòa nhập với “tinh thần khoa học”, tránh mặc cảm bị coi là “mê tín dị đoan”.
Những điều này chỉ chứng tỏ một cách nhìn mới về những hiện tượng đã tồn tại trong xã hội loài người, còn bản chất của hiện tượng chưa hề thay đổi và vẫn còn chìm sâu trong bức màn huyền bí. Nhưng, một cái tựa sách thì phải vậy thôi, chứ không lẽ cứ nôm mà viết tựa là “Bói toán theo tứ trụ” thì nghe cũng lạ tai, không có “tinh thần khoa học”. Thực ra xét về mặt ngữ nghĩa thì từ “bói toán” chính xác và bao hàm hơn “dự đoán” nhiều.
Từ “bói” theo nhà nghiên cứu Lê Gia thì có xuất xứ từ nghĩa Hán Việt của chữ “bối”, có nghĩa là cái lưng. Tìm phía đằng sau lưng là chỗ không nhìn thấy, không biết được. Vậy từ “bói” là từ “bối” mà ra (Tức là có gốc Hán?!), chỉ việc đi tìm cái chưa biết (Dịch học giản yếu, Lê Gia. Nxb VHTT 2000. Trang 621). Nếu theo cụ Lê Gia thì khó có sự liên hệ giữa chữ “bói” với danh từ chỉ chim “bói cá”. Người viết cho rằng: “Bói” là từ thuần Việt, có liên hệ với các từ: bới, bươi, bơi, bái... nghĩa là động tác tìm kiếm những cái bị khuất lấp. “Toán” là phương pháp đi tìm cái bị khuất lấp. Tất nhiên nếu phương pháp đúng và làm toán giỏi thì việc đào bới có hiệu quả, tìm thấy cái cần tìm. Phương pháp sai và làm toán dở thì đào bới cũng không thể tìm thấy. Còn “dự đoán” thì không mang tính khẳng định rõ ràng. Tất nhiên nó còn bao hàm cả tính chủ quan và việc nói phong long!
Để biết trước tương lai, con người có rất nhiều phương pháp bói toán, từ cực kỳ huyền bí
Home »Unlabelled » Định mệnh có thật hay không?(4)
"Home" »
Định mệnh có thật hay không?(4)
Người đăng: VNTAOBAO.COM on Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét